IPAM
Tiếng Việt English

Diễn đàn quốc tế Nhân đạo lần thứ 4 tại thủ đô Baku, Azerbaijan

Từ ngày 2/10 đến ngày 6/10/2014, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý và đoàn đại biểu của Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Quốc tế Nhân văn thường niên lần thứ 4 tại Baku, Azerbaijan. Tham gia diễn đàn Quốc tế Nhân văn có hơn 500 đại biểu đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới, bao gồm các nhà lãnh đạo, các chính trị gia, các nhà khoa học, đặc biệt là sự có mặt của 14 nhà khoa học đoạt giải Nobel. 
Diễn đàn Quốc tế Nhân văn là hoạt động thường niên do tống thống  Nga Medvedev và Tổng thống Azerbaijan  H.E. Aliyev khởi xướng từ năm 2010 bàn về các vấn đề nhân văn và các thách thức của thời đại,…  
Diễn đàn Quốc tế nhân văn tại Baku, cộng hòa Azerbaijan năm nay  bàn về các chủ đề đang được quan tâm trên toàn thế giới. Tổng thống Azerbaijan, ông Iiham Aliyev đã tham dự và có bài phát biểu khai mạc

Hình ảnh:Tổng thống Azerbaijan, ông Iiham Aliyev phát biểu khai mạc (nguồn:tinnhanh.vn)
Sau bài phát biểu của Tổng thống Azerbaijan là bài phát biểu của đại diện Tổng thống Nga, Vladimir Putin; Bài phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Quốc hội liên bang, liên bang Nga, Valentina Matviyenko; Bài phát biểu của Giám đốc chương trình phát triển liên hiệp quốc, Helen Clark; Video của Giám đốc UNESCO, Irina Bokova; Phát biểu của Giám đốc ISESCO, Abdulaziz Othman Altwaijiri
Tuyên ngôn diễn đàn nhân văn năm nay hướng sự quan tâm tới những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không bền vững thông qua việc không ngừng gia tăng nhu cầu đối lập với các nguyên tắc phát triển bền vững; và kìm hãm sự suy thoái nguồn tài nguyên, suy thoái đạo đức và những hạn chế chủ nghĩa nhân văn, dẫn tới hậu quả sinh thái toàn cầu không thể đảo ngược để tìm kiếm các cơ hội góp phần nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, dựa trên sự hiểu biết, tiềm năng con người và nguyên tắc của nền văn minh sinh thái. Nhận biết các điều kiện của toàn cầu hóa tương lai chung có thể được hình thành nhờ vào tính hiệu quả, tính khoa học của những luồng di động phù hợp với nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa nhân văn, trí tuệ tổng thể, nền văn hóa, tiềm năng nhân lực xã hội và sự đa dạng tự nhiên tồn tại trên hành tinh chúng ta.
Sau khi kết thúc phần phát biểu, diễn đàn đã tiến hành 2 phiên họp chung

Hình ảnh: Toàn cảnh phiên họp tại diễn đàn quốc tế Nhân văn lần thứ 4 tại Baku
Phiên thứ nhất: Chủ tọa là Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao của cộng hòa Azerbaijan, Azad Rahimov
Phiên họp có sự tham dự và phát biểu của các nguyên tổng thống, nguyên các lãnh đạo cấp cao của  nước Cộng hòa Estonia, Croatia, nước Cộng hòa Lithuania.... 
Kết thúc phiên thảo luận thứ nhất, diễn đàn bước sang phiên thảo luận thứ 2 là các phát biểu của những nhà khoa học đoạt giải Nobel (14 người), trong các lĩnh vực Hóa học, Y học, Kinh tế, Vật lý. Chủ tọa là ông Akif Alizadeh, Chủ tịch Viện Khoa học quốc gia Azerbaijan
Sau đó, diễn đàn đã chia thành nhiều nhóm nhỏ thảo luận về các vấn đề trọng tâm. Chủ tọa cho phiên thảo luận này Bộ trưởng Bộ Giáo dục của cộng hòa Azerbaijan, Mikayil Jabbarov. Các chủ đề tại hội nghị bàn tròn bao gồm “Nghiên cứu so sánh đa văn hóa: Từ lý thuyết tới thực tiễn nhân đạo”, “Chuyển đổi phương tiện truyền thông trong thời đại Kỹ thuật số: Những xu hướng phát triển mới”, “Vai trò của tích hợp liên ngành trong sự phát triển sáng tạo”, “Phát triển bền vững và dân cư sinh thái”, “Thách thức của toàn cầu hóa: truyền thống và biến đổi”, “Sinh học phân tử và công nghệ sinh học: lý thuyết, thực tế và triển vọng”, “Hội tụ công nghệ và phác thảo tương lai: những thử thách mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21”, “Chủ nghĩa nhân văn như là một giá trị cơ bản trong kỷ nguyên hậu hiện đại”.

Hình ảnh:GS.TS Nguyễn Văn Khánh tham dự diễn đàn Quốc tế Nhân đạo lần thứ 4 tại Baku
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự tọa đàm gồm có: GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV; TS. Đào Thanh Trường, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý; TS Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; TS. Phạm Hữu Tiến, Giám đốc Viện Chính sách, Luật pháp và Quản lý; TS. Ngô Kim Thư, Phó giám đốc Viện Chính sách, Luật pháp và Quản lý, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Đức Lợi, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt NAm, ông Trần Quốc Huy, Phó Tổng Giám đốc thông tấn xã Việt Nam
Trong khuôn khổ của diễn đàn, GS.TS Nguyễn Văn Khánh và TS Đào Thanh Trường đã có buổi tiếp xúc và làm việc với Bộ Giáo dục của Azerbaijan cùng với Hiệu trưởng Trường Đại học Baku, GS.TS Abel Maharramov, Hiệu trưởng Trường Đại học ADA, Hafiz Pashayev, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Samad Seyidov trao đổi về khả năng hợp tác và đào tạo và trao đổi sinh viên giữa các trường.
Một vài hình ảnh GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN làm việc với Hiệu trưởng các trường đại học tại Baku:

Hình ảnh:
GS.TS Nguyễn Văn Khánh, TS. Đào Thanh Trường và TS Nghiêm Vũ Khải làm việc với Hiệu trưởng các trường Đại học tại Baku

Hình ảnh: Hiệu trưởng một số trường đại học của Azerbaijan

Hình ảnh: GS.TS Nguyễn Văn Khánh tặng quà kỷ niệm Đại diện Bộ Giáo dục Azerbaijan 


Hình ảnh: GS. TS Nguyễn Văn Khánh tặng quà cho phó Hiệu trưởng Trường Đại học Baku

Hình ảnh: GS.TS Nguyễn Văn Khánh và TS. Đào Thanh Trường chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn làm việc của các trường Đại học Azerbaijan

Tuyên ngôn của Diễn đàn Nhân văn lần thứ 4 tại Baku
"
Chúng tôi, những chính trị gia, học giả, và đại diện của các nền văn hóa, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự và truyền thông đại chúng của nhiều quốc gia trên thế giới tụ họp tại Baku từ ngày 2-3 tháng 10 năm 2014 tại Diễn đàn Nhân văn lần thứ IV tại Baku, để:
Chào mừngsự hình thành của trung tâm đa văn hóa quốc tế Baku.
Quan tâm đến sự phát triển một cách đáng kể của các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân văn và những quan hệ đối tác hiệu quả trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo sự phát triển một cách hài hòa và bền vững đồng thời loại bỏ và ngăn chặn các xung đột chính trị, quân sự, phổ biến vũ khí trên toàn thế giới.
Được hướng dẫn bởi tuyên ngôn thiên niên kỷ của Liên hợp quốc  và chương trình hành động cho giai đoạn sau 2015 nhằm loại bỏ sự bất bình đẳng trên thế giới về tôn giáo, kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển giới
Hướng sự quan tâm tới những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không bền vững thông qua việc không ngừng gia tăng nhu cầu đối lập với các nguyên tắc phát triển bền vững; và kìm hãm sự suy thoái nguồn tài nguyên, suy thoái đạo đức và những hạn chế chủ nghĩa nhân văn và dẫn tới hậu quả sinh thái toàn cầu không thể đảo ngược.
Tìm kiếm các cơ hội để đóng góp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, được dựa trên sự hiểu biết, tiềm năng con người và nguyên tắc của nền văn minh sinh thái.
Nhận biếtcác điều kiện của sự toàn cầu hóa tương lai chung chúng ta có thể được hình thành nhờ vào tính hiệu quả,tính khoa học của những luồng di động phù hợp với nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa nhân đạo, trí tuệ tổng thể, nền văn hóa, tiềm năng nhân lực xã hội và sự đa dạng tự nhiên tồn tại trên hành tinh chúng ta.
Xem xétnhững phản ứng hiệu quả với những thách thức của thể kỉ  21 - yêu cầu sự hội nhập rộng rãi của khoa học đương đại; tri thức truyền thống với thông tin công nghệ để có thể hội nhập toàn diện ở mức độ toàn cầu và quốc gia.
Nhấn mạnhvai trò đặc biệt của xã hội dân sự và truyền thông đại chúng trong việc tăng cường lượng thông tin cho xã hội và mở rộng sự tham gia của công chúng vào vào quá trình lập kế hoạch và đạt được những mực tiêu trong lĩnh vực phát triển nhân văn.
Kêu gọiđội ngũ tinh hoa chính trị, văn hóa và khoa học, các tổ chức quốc tế và những đại diện của xã hội dân sự và truyền thông đại chúng đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác nhân văn để đảm bảo sự phát triển bên vững
Triển khai dưới điều kiện hạn chế về nguồn lực,  cách tốt nhất để sử dụng có hiệu quả nguyên tắc của sự phát triển bền vững và đạo đức nhân văn là phát triển dựa trên những thành quả đã được tạo dựng trong quá khứ;
Xét trên thực tế , như là một phần trao đổi mở rộng các quan điểm, các vấn đề như:
-         Nghiên cứu so sánh trong đa văn hóa: từ lý thuyết tới thực tiễn của chủ nghĩa nhân văn
-         Đổi mới truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số: các xu hướng phát triển mới
-         Vai trò của hội nhập liên ngành  trong phát triển sáng tạo
-         Phát triển bền vững và nền văn minh sinh thái
-         Những thách thức của toàn cầu hóa: giữa truyền thống và sự biến đổi
-         Sinh học phân tử và công nghệ sinh học trong thế kỷ 21: lý thuyết, thực tiễn và triển vọng
-         Các công nghệ tích hợp và những phác thảo về tương lai: những thách thức về hạ tầng trong thế kỷ 21
-         Chủ nghĩa nhân văn như một giá trị cơ bản trong thời kỳ hậu hiện đại
Chúng tôi lưu ýrằng sự mở rộng và phát triển hơn nữa của những hợp tác nhân đạo quốc tế là nhân tố chính để đối mặt một cách hiệu quả với những khó khăn và nguy cơ đương đại và tạo điều kiện tiếp cận và mở rộng ứng dụng của công nghệ sản xuất và quản lý đương thời, bảo đảm sự phồn thịnh cho những thế hệ hiện tại và tương lai;
Chúng tôi nhận thấydiễn đàn Nhân văn tại Baku, đã được tổ chực theo sáng kiến của nước cộng hòa Azerbajian đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của sự đa dạng văn hóa, dựa trên thực tiễn nhân văn như là những giá trị cơ bản của thời hậu hiện đại.
Chúng tôi chứng kiếnnhiều quốc gia, bao gồm cả Cộng Hòa Azerbajian đã đạt được những bước tiển triển khá tốt trong những năm gần đây trong việc hoạch định và quản lý sự phát triển bền vững, đã được thể hiện trong những con số và báo cáo của các tổ chức quốc tế.
Chúng tôi chú ýđặc biệt tới nhu cầu phát triển hơn nữa của việc hợp tác quốc tế để biến xã hội từ một xã hội tiêu thụ sang một xã hội tiêu thụ dựa trên sự đầy đủ hợp lý, cũng như là đạt được một lối sống đáp ứng những nhu cầu về văn minh sinh thái.
Chúng tôi nhận thấytầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ sinh học và công nghệ nano dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất và sự kết hợp của các công nghệ hiện đại và truyền thống để đảm bảo an ninh lương thực và y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và tiềm năng con người để kéo dài tuổi thọ.
Chúng tôi biết rằngsự phát triển của tiềm năng con người thông qua hội nhập tri thức và các kỹ năng bao gồm sự liên ngành trong 1 chương trình học tập suốt đời cũng như sự mở rộng hợp tác trong lĩnh vực này là những nhân tố mang tính nhân văn cho sự phát triển bền vững.
Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằngsự nâng cao vai trò của truyền thông và xã hội dân sự trong việc đạt đến đích của sự phát triển nhân văn thông qua việc tăng cường sự hiểu biết và mở rộng sự tham gia rộng rãi của công chúng vào sự phát triển.
Chúng tôi kêu gọicác tổ chức quốc gia và quốc tế đặc biệt chú trọng vào sự phát triển tính nhân văn một cách hệ thống để tổ chức các diễn đàn, hội thảo và các toạ đàm với mục đích tạo ra bầu không khí khoan dung và giải quyết những thách thức hiện thời của quốc gia và quốc tế.
Chúng tôi cũng nhấn mạnhđến tính cần thiết của việc tổ chức hằng năm những diễn đàn như thế này và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ngài tổng thống và Chính phủ Cộng hoà Azerbaijan, Quỹ Heydar Aliyev và tất cả những tổ chức của Diễn đàn nhân văn quốc tế tại Baku.
Chúng tôi cho rằng rất cần thiết để thông qua những tuyên bố này và đẩy mạnh hợp tác trong phát triển tinh thần nhân văn."

Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn | ipam@ipam.edu.vn
diễn đàn nhân đạo baku lần thứ 4 diễn đàn nhân đạo baku lần thứ 4 By Diễn đàn Quốc tế Nhân đạo lần thứ 4 tại Baku có sự tham gia của các nhà khoa học, các chính trị gia, các nhà lãnh đạo, giới truyền thông hàng đầu thế giới 5 sao trên 273127 khách hàng bình chọn