IPAM
Tiếng Việt English

Hoạt động tư vấn chính sách tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Những kết quả và yêu cầu mới đặt ra

            Các biến đổi xã hội gần đây, đặc biệt là Đại dịch Covid-19 đã minh chứng về những thách thức đa chiều và khó lường mà bất cứ hệ thống chính sách quốc gia cũng đều phải đối mặt và thay đổi. Trong bối cảnh này, hoạt động tư vấn chính sách trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Việc thích ứng với môi trường biến đổi chính là cơ hội để các tổ chức tư vấn chính sách, trong đó có trường đại học, nâng cao và hoàn thiện năng lực tư vấn, tạo lập môi trường tư vấn chính sách. Kể từ khi thành lập đến nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã chủ động phát triển các hoạt động tư vấn chính sách, các tổ chức tư vấn chính sách, góp phần cung cấp các luận cứ phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các bên liên quan.

Hoạt động nghiên cứu và tư vấn chính sách tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong  hơn75 năm xây dựng và phát triển,Nhà trường luôn chú trọng sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với việc cung cấp cơ sở lý luận, các luận cứ phục vụ công tác tư vấn chính sách cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.Đồng thời, Nhà trường cũng xây dựng các chương trình nghiên cứu, đào tạo về nghiên cứu chính sách, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ làm chính sách tại các địa phương với nhiều kết quả đáng ghi nhận.
 (1) Nhận diện các vấn đề chính sách và xây dựng các khuyến nghịchính sách
Từ năm 2002 Nhà trường đã thành lập Hội đồng Tư vấn Chính sách, với chức năng nghiên cứu, đề xuất những giải pháp chính sách về lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, con người, quan hệ quốc tế,… để báo cáo tư vấn các cơ quan Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Với sự tham gia của các đồng chí nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành từ các tổ chức, đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, Hội đồng Tư vấn chính sách đã triển khai các hoạt động, báo cáo tư vấn chính sách nhằm giải quyết những vấn đề quyết sách lớn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Nhà nước. Trước những đòi hỏi, yêu cầu mới về biến đổi xã hội và việc ra các quyết định, các chính sách nhanh chóng và kịp thời, hoạt động của Hội đồng Tư vấn chính sách đang tập trung vào các Chương trình Tư vấn chính sách theo chủ điểm lớn về phát triển và ứng phó với biến đổi, đặc biệt là các biến đổi xã hội hiện vẫn đang tạo ra những thách thức lớn hiện nay như Covid-19. Bên cạnh đó, nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học về nghiên cứu, đánh giá chính sách do các đơn vị thuộc Nhà trường triển khai đã xây dựng các bản kiến nghị chính sách gửi tới Chính phủ và các cơ quan, ban ngành liên quan, gắn kết với hoạt động tư vấn chính sách tại các địa phương. Trong đó, có thể kể đến nhiệm vụ cấp quốc gia:“Nghiên cứu rà soát, đánh giá kết quả, tác động và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”nằm trong các nhiệm vụ thuộc chương trìnhTây Bắc giai đoạn 2013-2020 do ĐHQGHN là đơn vị chủ quản.
(2) Chủ trì các hội thảo, tọa đàm khoa học gắn với tư vấn chính sách
Là một đơn vị thành viên thuộc Trường ĐHKHXH&NV, Viện Chính sách và Quản lý vinh dự là think tank được xếp hạng trong Top 2020 Social Think Tanks, xếp hạng thứ 108 và thuộc Top 2020 Best New Think Tanks của Chương trình Think Tanks và Covil Societies – Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ[1]. Thành lập từ năm 2002 từ khi còn là một chương trình nghiên cứu, Viện Chính sách và Quản lý đã có những đóng góp đáng kể cho quá trình xây dựng các lĩnh vực nghiên cứu về chính sách, là đầu mối triển khai các nhiệm vụ chuyên môn cho Hội đồng tư vấn chính sách tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ năm 2021. Viện cũng là đơn vị tổ chức hơn 40hội thảo, tọa đàmtrong nước và quốc tế để trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức về nghiên cứu, đào tạo và hoạch định chính sách, thiết kế các chương trình hợp tác giữa các thành viên của mạng lưới tư vấn và hợp tác trong phân tích và hoạch định chính sách. Viện cũng trực tiếp triển khai các bảngóp ý cho các dự thảo Luật như Luật KH&CN 2013, Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018.Các tọa đàm, hội thảo của Nhà trường gắn với mục tiêu tư vấn chính sách đã góp phần hình thành nên các mạng lưới chính sách, các nhóm chuyên gia đầu ngành, các nhóm nghiên cứu mạnh về chính sách.
(3) Cung cấp các tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tư vấn chính sách
Theo lời đặt hàng của Viện Nghiên cứu Lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (2012) và của Thư viện Quốc hội phục vụ nhu cầu thông tin của các đại biểu Quốc hội (2018), Viện Chính sách và quản lý đã cung cấp hơn 1000 cuốn tài liệu “Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách”, “Kỹ năng đánh giá chính sách”. Bên cạnh Tạp chí chuyên ngành về khoa học xã hội và nhân văn, Tạp chí Khoa học của ĐHQGHNvề Nghiên cứu chính sách và Quản lýcũng làmột diễn đàn khoa học có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách và quản lý,đã xuất bản hơn 25số gồm cả số tiếng Anh và tiếng Việtvới nhiều bài viết chuyên sâu về phân tích chính sách, cung cấp các khuyến nghị chính sách, nhận diện các vấn đề chính sách đương đại. Đây là những tài liệu quan trọng để cung cấp, hỗ trợ thêm nền tảng lý luận cho các Đại biểu quốc hội, nhà hoạch định chính sáchcác cấp. Bên cạnh các hoạt động tư vấn chính sách, các Khoa, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu trực thuộc trường cũng xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu nghiên cứu chuyên sâu gắn với các chuyên ngành đào tạo về chính sách Công, Quản lý khoa học và công nghệ, Chính sách Xã hội (Khoa Khoa học Quản lý). Từ năm 2002 đến nay, hơn 40 khóa tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, hoạch định và đánh giá chính sách cho Đại biểu Quốc hội, cán bộ các văn phòng Trung ương, thuộc Văn Phòng Quốc Hộivà các nhà hoạch định chính sách cấp cơ sở, các giảng viên với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế đã được triển khai với vai trò đầu mối là Viện Chính sách và Quản lý. Có thể khẳng định, những tài liệu, ấn phẩm và các hoạt động đào tạo về chính sách mang thương hiệu USSH đã có những đóng góp cho quá trình phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, đội ngũ chuyên gia, nhân lực tư vấn chính sách, tạo ra những dấn ấn riêng trong rất nhiều các thương hiệu đào tạo về chính sách tại Việt Nam hiện nay.
 Những yêu cầu mới đặt ra cho hoạt động tư vấn chính sách

Trong bối cảnhhiện nay, các biến đổi xã hội đã và đang tạo ra các thách thức mới cho hoạt động tư vấn chính sách, có thể khái quát qua 4 điểm: nhiều vấn đề hơn, nhiều thành phần hơn, nhiều cạnh tranh hơn và nhiều xung đột hơn. Điều này đặt ra nhu cầu nâng cao năng lực của các tổ chức tư vấn chính sách, thay đổi phương thức và cách tiếp cận trong tư vấn chính sách, phát triển chức năng tư vấn chính sách trong trường đại học.

Từ kết quả hoạt động tư vấn chính sách tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bài viết bước đầu nhận diện một số yêu cầu mới đặt ra cho hoạt động tư vấn chính sách tại các trường đại học nói riêng, và với ĐHQGHN nói chung. Cụ thể:  

- Tạo lập môi trường cho các hoạt động tư vấn chính sách:Để có thể kết nối nghiên cứu khoa học với quá trình làm chính sách, các nhà khoa học, các chuyên gia cần chú trọng phát triển hệ thốngcơ sở lý luận, giải pháp, các kịch bản chính sách; đặc biệt, chú trọng vào những kiến nghị mang tính “dẫn dắt”, “dẫn đầu” trong các lĩnh vực phát triển mới và bối cảnh biến đổi xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay. Đồng thời, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lựcchuyên nghiệp, có tiềm năng, có khả năng tư vấn và phản biện chính sáchđể kết nối thành các mạng lưới tư vấn chính sách trong các trường thành viên và trong ĐHQGHN. Cácmạng lưới tư vấn chính sách có thể dựa trên cơ sở hoạt động hợp tác trongđào tạo, nghiên cứu khoa học. Việc thành lập mạng lưới này không chỉ đơn thuần là việc trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các cá nhân, đơn vị mà còn tạo dựng các diễn đàntư vấn lớn, liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực, tạo nên các sản phẩm tư vấn chính sách đặc thùbên cạnh những sản phẩm báo cáo thường niên về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội hiện nay.
- Mở rộng hình thức/phạm vi/đối tượng tư vấn:với sức mạnh của công nghệ thông tin trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tưthì việc mở rộng hình thức tư vấn “trực tiếp” sang tư vấn “trực tuyến” sẽ nâng cao khả năng tiếp cận chính sách với tốc độ nhanh, nhận được nhiều tư vấn, phản biện chính sách cùng một lúc và khả năng phổ quát của thông tin cũng mạnh hơn. Thêm vào đó, các cá nhân, tổ chức phát triển hoạt động tư vấn chính sách với nhiều cấp độ: quốc tế, khu vực, quốc gia, vùng, địa phương song hành với việc mở rộng đối tượng tư vấn sẽ góp phần lan tỏa hiệu quả cũng như hiệu ứng từ hoạt động này trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Bối cảnh Covid-19 đã tạo ra thói quen về sử dụng các nền tảng trực tuyến không chỉ trong công tác giảng dạy, mà áp dụng trong cả công tác quản lý, điều hành các đơn vị. Đây cũng là một yếu tố tạo ra những thuận lợi cho việc phát triển các hình thức, các hoạt động tư vấn chính sách trực tuyến trong thời gian tới. Bên cạnh mục tiêu cung cấp luận cứ cho quá trình làm chính sách, hoạt động tư vấn chính sách trong môi trường biến đổi cũng cần mở rộng các khâu quan trọng, trong đó co thực hiện chức năng dự báo để đưa ra các kịch bản ứng phó kịp thời nhằm kiểm soát và điều chỉnh xã hội.
-  Định hình thế mạnh về tư vấn chính sách: Bên cạnh hình thức tương tác và trao đổi có tính chất gián tiếp, các cơ quan hoạch định chính sách có thể tổ chức hội nghị lắng nghe ý kiến, hội thảo khoa học, hội nghị tư vấn...có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, liên kết các chuyên gia trong chính ĐHQGHN. Chiến lược về One VNU đang tạo ra cơ hội lớn về tư duy kết nối giữa các nhà khoa học ở nhiều ngành, lĩnh vực trong chính các đơn vị thành viên của ĐHQGHN.Chiến lược này sẽ thúc đẩy sự tương tác của đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong việc chung tay giải quyết những vấn đề chính sách, tham gia đồng tư vấn với các vấn đề phát triển chính sách cấp quốc gia và khu vực.Mỗi đơn vị thành viên xác định rõ các định hướng giá trị và lĩnh vực ảnh hưởng của mình để từ đó nhận diện những “bản sắc riêng”, thế mạnh riêng trong hoạt động tư vấn chính sách chung của ĐHQGHN trong thời gian tới.

            Tựu chung lại, tư vấn chính sách cần được xác định là một nhiệm vụ ưu tiên, khẳng định uy tín của các trường đại học – cầu nối của hoạt động nghiên cứu khoa học với các chính sách phục vụ thực tiễn phát triển xã hội. Những yêu cầu mới đặt ra những thách thức mới cho công tác tư vấn chính sách, song cũng tạo ra những cơ hội để các trường đại học từng bước nâng cao vị thế và giá trị với cộng đồng, xã hội khi định vị những “bản sắc riêng” trong công tác tư vấn chính sách, chủ động tìm kiếm và đương đầu với những vấn đề chính sách đương đại đang đặt ra hiện nay.

 


[1]Theo kết quả công bố tháng 2/2021.

Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn | ipam@ipam.edu.vn
Viện chính sách và Quản lý Viện chính sách và Quản lý By Viện chính sách và Quản lý 5 sao trên 43760 khách hàng bình chọn