Ngày 19 tháng 2 tại Philippine, Liên hiệp các Trường đại học và hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á về phát kiến dành cho phát triển hòa nhập ( SEA - UNIID ) đã tổ chức Hội thảo về vấn đề khu vực, cải cách chính sách quốc gia, thể chế và tiềm năng cho IID (Đối mới để phát triển hòa nhập - Innovations for Inclusive Development). Hội thảo tổ chức 3 ngày tại Khách sạn Court Meridian ở Subic Bay - thành phố Olongapo – Philipin. Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các Trường Đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á. TS. Đào Thanh Trường – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý tham gia báo cáo tại hội thảo lần này.
Ảnh: TS. Đào Thanh Trường trình bày báo cáo tại Hội thảo
Bài thuyết trình mở đầu tại hội thảo liên quan đến chính sách xã hội hiện hành nhằm thúc đẩy sự đổi mới và phát triển toàn diện ở Philippines , Indonesia, Thái Lan , Malaysia và Việt Nam, được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu do Hiệp hội các Trường Hành chính công ở Philippines ( ASPAP ). Báo cáo chỉ ra những mô hình hữu ích đã được áp dụng tại các nước như: Thái Lan có chương trình " Một Quận , Một học bổng" nhằm hỗ trợ học bổng cho sinh viên xuất sắc từ các gia đình có thu nhập thấp , bao gồm cả học bổng du học ở nước ngoài; chính phủ Liên bang của Malaysia cung cấp các ưu đãi, các khoản vay trợ cấp, và học bổng cho các tổ chức giáo dục đại học để thúc đẩy phát triển giáo dục bậc đại học ...
Ảnh: Các nhà khoa học tham gia Hội thảo
Tham gia trong các phiên của hội thảo, các đại biểu đã đóng góp những kết quả nghiên cứu riêng để nhận diện những thiếu hụt/lỗ hổng chính sách quan trọng ở cấp tổ chức, quốc gia và vùng và đưa ra các gợi ý để giải quyết chúng.
Những lô hổng chính hay cấp bách đã được nhận diện là:
(1) thiếu hụt khả năng cho IID ở cấp tổ chức và quốc gia,
(2) kết quả nghiên cứu của hội đồng nghiên cứu không được sử dụng cho chính sách và hành động IID,
(3) thiếu khả năng và ưu tiên cho IID ở các đơn vị chính quyền địa phương,
(4) thiếu cạnh tranh cho IID ở chính phủ
(5) IID không nằm trong Chương trình nghị sự Asean.
Các khuyến nghị chính được đưa ra là:
(1) tổ chức các đối thoại nhiều bên về IID,
(2) tạo ra các khuyến khích cho các tài năng, các nhà nghiên cứu, cá nhân và tổ chức phát triển/triển khai và ứng dụng các nghiên cứu và chương trình IID,
(3) phát triển các khóa học bậc đại học và xây dựng năng lực địa phương và quốc gia,
(4) hợp nhất IID vào các chương trình phát triển quốc gia
(5) tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng IID trong các cơ quan chính phủ nơi mà làm việc với Asean, những người có thể đẩy mạnh chiến lược IID cho sự phát triển và hội nhập Asean.
Diễn đàn chính sách năm nay đã tạo ra các cam kết vững chắc hơn từ các thành viên tham gia , điều này sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn và mở rộng mạng lưới cam kết từ năm 2014 và các năm về sau.