Trong khuôn khổ các hoạt động của Đề án: “Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc miền núi gắn với phát triển sản phẩm du lịch bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Sở Văn hóa – thể thao và Du lịch Lào Cai phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức Hội thảo về “Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc miền núi gắn với phát triển sản phẩm du lịch bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa”. Trong đó Viện Chính sách và Quản lý được đề nghị là đơn vị trực tiếp triển khai.
Ngày 02/10/2013, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức lễ công bố thành lập Viện Chính sách và Quản lí. Đến dự buổi lễ có TS Trịnh Ngọc Thạch (Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội), bà Nadja Charaby (Giám đốc Văn phòng Đại diện Viện Rosa Luxemburg tại Việt Nam) cùng nhiều nhà quản lí, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học chính sách và quản lí.
Các ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật KHCN khá cụ thể, từ việc làm rõ các khái niệm được định nghĩa trong Dự thảo Luật cho đến những điểm chưa hợp lí trong quy trình hoạt động KHCN; vai trò, trách nhiệm của Bộ KHCN trong quản lí hoạt động KHCN; xác định các chủ thể và vai trò của chủ thể của hoạt động NCKH; vấn đề đầu tư và tài chính cho hoạt động NCKH…
Kế thừa và phát huy những thành tựu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách (CEPSTA), ngày 16/4/2013 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã ký quyết định số 876 QĐ/XHNV-TC về việc thành lập Viện chính sách và Quản lý (IPAM) trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng cho bước khởi đầu của Viện.
Trong khuôn khổ các hoạt động của đề tài: “Nghiên cứu, phân tích hệ thống KH,CN và Đổi mới/sáng tạo Việt Nam trong xu thế hội nhập KH&CN Quốc tế” -TS. Đào Thanh Trường. Viện Chính sách và Quản lý tổ chức 1 Hội thảo kick-off của Đề tài KX.06