IPAM
Tiếng Việt English

HỢP TÁC GIỮA ROSA LUXEMBURG VÀ IPAM

1.      Giới thiệu chung

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã bắt đầu hợp tác với Viện Rosa-Luxemburg Cộng hoà liên bang Đức từ cuối năm 2002 với Dự án đầu tiên có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam-Rosa Luxemburg Project on Policies Studies. Mục tiêu của dự án là tập trung nghiên cứu những cơ sở kinh tế, xã hội, văn hoá của quá trình hoạch định chính sách, nhất là trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Kể từ khi triển khai dự án đến nay, hàng loạt các nghiên cứu khoa học; các khóa tập huấn, các tọa đàm, hội thảo khoa học về chính sách, quy trình hoạch định chính sách, các kỹ thuật ra quyết định chính sách… cũng như các nghiên cứu thực tiễn  về sự tác động, ảnh hưởng của chính sách đối với sự phát triển của một quốc gia, một địa phương, một tổ chức hay một vấn đề xã hội… đã được triển khai và đem lại những hiệu quả nhất định đối với công tác nghiên cứu chính sách, hoạch định chính sách của Nhà trường và của ngành khoa học, giáo dục.

           Đây là Dự án gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách (CEPSTA) mà hiện nay là Viện Chính sách và Quản lý (IPAM).

Giai đoạn 2002-2005
Trong thời gian này, đơn vị thực hiện dự án chính là Chương trình Nghiên cứu Xã hội học về Môi trường và Phát triển, thuộc Trường ĐH KHXH&NV.
Mục tiêu của dự án là:
-   Nâng cao nhận thức của các nhà  nghiên cứu Việt Nam về Nghiên cứu Chính sách
-   Trao đổi kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu, tập huấn về các lĩnh vực nghiên cứu và phân tích chính sách giữa các nhà nghiên cứu, giảng viên…
-   Trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích chính sách giữa nhà hoạch định chính sách tạo Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức.
-   Nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách ở nhiều cấp độ khác nhau.
-   Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình hoạch định chính sách.
Giai đoạn 2008- 2011
Từ những kết quả của Dự án trong giai đoạn 2002-2005, Trường ĐHKHXH&NV tiếp tục ký kết Dự án với RLS và chia thành 2 tiểu dự án, cụ thể như sau:
+ Tiểu dự án 1 bắt đầu từ tháng 6 năm 2008 – Tháng 12 năm 2009 với chủ đề “Nâng cao khả năng hoạch định chính sách cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam”.

+ Tiểu dự án 2 bắt đầu từ tháng 12 năm 2010 – tháng 12 năm 2011 với chủ đề “Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam”.
Giai đoạn 2012-2014
+ Triển khai “Đánh giá Dự án Chính sách” năm 2012.
+ Dự án “Nâng cao vai trò của Hội đồng Nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tại Việt Nam” năm 2013.
+ Đề xuất Dự án năm 2014
Trong quá trình triển khai dự án đã thực hiện một vài hoạt động chính như sau:
Tập huấn về kỹ năng phân tích, hoạch định, phản biện, thẩm định và đánh giá chính sách, tọa đàm phát triển mạng lưới, hội thảo quốc tế, trao đổi thông tin với các học giả quốc tế người Đức, Trung Quốc, Mexico, Cuba, Mozambique, Argentina… Tổ chức hai khóa du học ngắn hạn, một khóa sang Đức và một khoa sang Trung Quốc – nhằm học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, Dự án đã xuất bản nhiều sách chuyên khảo, tham khảo, bản tin chính sách trong các năm triển khai hoạt động.
2.      Một số kết quả từ Dự án
·        Việc thành lập trung tâm:
Căn cứ vào đầu ra và kết quả của dự án 2002 – 2005, Trường ĐH KHXH&NV đã ra quyết định thiết lập một tổ chức mới thuộc trường ĐHKHXH&NV Hà Nội, với chức năng chính là triển khai các nghiên cứu và các tập huấn trong lĩnh vực khoa học chính sách/ nghiên cứu và phân tích chính sách – Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách (CEPSTA) từ tháng 3 năm 2007. Trung tâm được coi là một trong những tổ chức học thuật mang chức năng chính là triển khai các nghiên cứu và tập huấn trong lĩnh vực khoa học chính sách và nghiên cứu và phân tích chính sách.
Sau hơn 10 năm phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách đã được nâng cấp thành viện Chính sách và Quản lý (Tháng 4/2013).
·        Phát triển các môn học về nghiên cứu chính sách
            Dựa trên các sản phẩm đầu ra của kết quả nghiên cứu được thực hiện trong năm 2002, CEPSTA đã đóng góp cho chương tringh giảng dạy của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, 03 ngành học được thực hiện trong các chương trình đào tạo của Khoa Khoa học Quản lý cho cả sinh viên học toàn thời gian và bán thời gian (Khoa học Chính sách, Lý thuyết quyết định, Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách). Hai trong ba chuyên ngành đã có chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.
Cuốn sách “Khoa học Chính sách” đã được chuẩn bị và xuất bản bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và đang được sử dụng như giáo trình chính thức cho sinh viên từ năm 2010. Ngoài ra tài liệu dịch , bản tin, sách, kỷ yếu từ các khóa tập huấn còn được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học và viện nghiên cứu như giáo trình, tài liệu giảng dạy và sách tham khảo.
                                                      

                                                                                                 Hình 1. Một số ấn phẩm của Dự án

·        Kết quả của các hoạt động
- Với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg, IPAM (CEPSTA trước đây) đã tổ chức hơn 20 khóa tập huấn về “Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách”, “Kỹ năng thẩm định và đánh giá chính sách” cho cán bộ hoạch định chính sách ở các địa phương như Hà Nội, Phú Thọ, Hải Dương, Bạc Liêu, Kon Tum, Bình Dương…. Thông qua các khóa tập huấn, IPAM (CEPSTA trước đây) đã chứng tỏ vai trò như là một đầu mối về mạng lưới nghiên cứu phân tích và đào tạo chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo.
-       IPAM nhận được Lời đề nghị cho những khóa tập huấn về kỹ năng về phân tích chính sách cho các nhóm thụ hưởng khác ở địa phương (Hải Dương, Bình Dương) với các nguồn kinh phí từ địa phương và từ sự hỗ trợ tài chính của RLS (Kon Tum, Phú Thọ, Bạc Liêu…).  Điều này thể hiện nhu cầu của việc đào tạo kỹ năng mềm cho các nhà hoạch định chính sách và sử hiệu quả của các lớp tập huấn này.
 
 
-Tổ chức 20 Tọa đàm và Hội thảo Quốc tế về các lĩnh vực chính sách, một số Tọa đàm và Hội thảo tiêu biểu như:
STT Tên Hội thảo, Tọa đàm Thời gian Địa điểm
1.                    Hội thảo “Khía cạnh văn hóa của hoạch định chính sách” 2003 Hà Nội
2.                    Hội thảo “Các giá trị xã hội chủ nghĩa trong chính sách khoa học và giáo dục” 2004 Hà Nội
3.                    Hội thảo “Chính sách khoa học và giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới” 12/2004 Nha Trang
4.                    Hội thảo“Chính sách về nghiên cứu và đào tạo” 2003 Hà Nội
5.                     Tọa đàm mùa hè sinh viên, Tọa đàm giữa các sinh viên của Đại học Princeton, Hoa Kỳ với các sinh viên và giảng viên của Khoa Khoa học quản lý, Khoa Triết học, Khoa Lịch sử… 2008-2011 Hà Nội
6.                    Tọa đàm “Giáo dục Khoa học Chính sách” 23/08/2008 Hà Nội
7.                    Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu và hoạch định chính sách tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” 05-06/12/2008 Hà Nội
8.                    Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm về phát triển các chính sách quản lý tài sản vô hình” 15/12/2008 Hà Nội
9.                    Hội thảo về “Trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu, đào tạo và hoạch định chính sách” 2008 Hà Nội
10.                Tọa đàm “Chính sách phát triển khoa học phương pháp” 24/03/2009 Hà Nội
11.                Tọa đàm“Chính sách đào tạo và hỗ trợ việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Thành phố Cần Thơ” 09/05/2009 Hà Nội
12.                Hội thảo về “Xã hội dân sự và quá trình hoạch định chính sách” 2009  
13.                Tọa đàm“Chính sách Khoa học và Giáo dục ở Việt Nam 12/9/2009 Hà Nội
14.                Tọa đàm“Chính sách phát triển nhóm nghiên cứu 05/12/2009 Hà Nội
15.                Tọa đàm“Vai trò của công dân trong quá trình hoạch định chính sách 06-07/11/2010 Hà Nội
16.                Tọa đàm “Sự đa dạng của mối liên kết giữa các tô chức trong mạng lưới chính sách 9/2011 Hà Nội
17.                Tọa đàm “Mạng lưới chính sách” 11/2011 Hải Phòng
18.                Tọa đàm về “Chiến lược phát triển mạng lưới” 12/2011 Huế
19.                Tọa đàm“Sự đa dạng các mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức thành viên” 12/2011 Cao Bằng
20.                Tọa đàm “Sự đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình hoạch định chính sách 03-04/11/2011 Hà Nội
Tài liệu nghiên cứu, tài liệu tọa đàm và kỷ yếu hội thảo được được sử dụng để giảng dạy khoa học chính sách và khoa học quản lý. Đặc biệt, giảng viên của khóa tập huấn cũng sử dụng và viết lại thành các giáo trình chính thức/ chính thống về Phân tích Chính sách tại các trường đại học.
-       Đề nghị từ Văn phòng Quốc Hội, cho việc cung cấp khóa tập huấn hoạch định và phân tích chính sách cho cán bộ các văn phòng Trung ương (02 khóa tập huấn được tổ chức tháng 11 năm 2009, 02 khóa tập huấn được tổ chức trong năm 2012). Từ các hoạt động hợp tác nói trên, Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị IPAM (CEPSTA trước đây)  ký thỏa thuận hợp tác để triển khai thêm các hoạt động, trong đó có việc tổ chức thêm 2 khóa tập huấn cho cán bộ các văn phòng trung ương. Một đề nghị khác từ Văn phòng Quốc hội là tăng cường tài liệu tập huấn bằng việc soạn cuốn “Hướng dẫn về kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách cho nhà quản lý” sẽ được sử dụng như cuốn sổ tay cho các nhà hoạch định chính sách từ Trung ương đến địa phương
·        Phát triển mạng lưới
Thông qua những buổi tọa đàm và hội thảo trong lĩnh vực khoa học chính sách và nghiên cứu chính sách, IPAM (CEPSTA trước đây) đã thiết lập một mạng lưới chính sách bao gồm nhiều viện nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau của chính sách, các trường đại học, hội đồng nhân dân ở các tỉnh khác nhau (Hải Dương, Bạc Liêu, Phú Thọ, Bình Dương…), những nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách, giảng viên với hơn 300 thành viên và 30 viện nghiên cứu. trong số  những thành viên có 28 người là đại biểu của Quốc hội ở nhiều tỉnh khác nhau đã có những tác động tích cực đến Quốc hội nước Việt Nam trong việc ký MOU với CEPSTA, USSH để tiến hành 2 khóa tập huấn một năm cho các thành viên của Quốc hội.
           

                                                                Hình 2. Lễ kỷ niệm 10 năm hợp tác giữa USSH và RLS
 
·        Sự trao đổi thông tin
Sự trao đổi thông tin được tổ chức bởi RLS đã đạt được rất nhiều kết quả ngoài mong đợi cho USSH kể từ khi bắt đầu hợp tác.
- Ký kết MOU với 4 trường Đại học của Đức (Đại học Humboldt, Đại học Potsdam, Đại học Greifwald và Đại học Munich) và có kế hoạch ký MOU với Đại học Gottingen.
- Trong khuôn khổ của việc ký MOU, có nhiều hoạt động hợp tác đã được tiến hành, trao đổi học viên, giảng viên, đào tạo đội ngũ và tiến hành hợp tác nghiên cứu…
- Hợp tác giữa ĐH KHXH&NV và Đại học Greifswald bắt đầu từ năm 2005 với những chuyến tham quan học tập của Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV. Đến nay, qua 4 năm với 2 cuộc hội thảo và 2 cuộc hợp tác nghiên cứu
- Cuối tháng 2 năm 2009, với sự tài trợ của RLS, nhóm nghiên cứu của ĐH KHXH&NV đã có cuộc họp với một số trường Đại học Đức.
- Ký kết thỏa thuận Hợp tác với Viện Nghiên cứu Lập pháp năm 2012.
 
Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn 
Viện chính sách và Quản lý Viện chính sách và Quản lý By Viện chính sách và Quản lý 5 sao trên 25227 khách hàng bình chọn