IPAM
Tiếng Việt English

Xuất bản phẩm

Chủ biên: Đào Thanh Trường – Philip Degenhart
 
Cuốn sách tập hợp các bài viết được trình bày tại tọa đàm quốc tế về “Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách” được tổ chức trong tháng 11 năm 2021,Tọa đàm nằmtrong khuôn khổ Dự án “Hướng tới sự chuyển dịch khung mẫu mới trong phát triển nông nghiệp thông qua tiếp cận Chuyển đổi sinh thái - xã hội (SET) trong khoa học và quá trình hoạch định chính sách (Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam)” được ký kết giữa Viện và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – Văn phòng đại diện tại Hà Nội (RLS SEA) trong năm 2021.

Nghiên cứu“Đánh giá chính sách về an ninh lương thực và chủ quyền lương thực – một số hàm ý chính sách cho Việt Nam” là kết quả triển khai của dự án “Hướng tới sự chuyển dịch khung mẫu mới trong phát triển nông nghiệp thông qua tiếp cận Chuyển đổi Sinh thái-Xã hội (SET) trong khoa học và quá trình hoạch định chính sách (Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam)” hợp tác giữa Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á, Văn phòng đại diện Việt Nam  và Viện Chính sách và Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2021.
Khung nghiên cứu của cuốn sách là sự kết hợp giữa khung chuyển đổi sinh thái xã hội (Social-ecological transformation) và khung áp lực – thực trạng – đáp ứng(PSR)nhằm thiết kế nghiên cứu đánh giá vấn đề an ninh lương thực và chủ quyền lương thực theo tiếp cận chỉ số hóa. Nghiên cứu đã trả lời một loạt các câu hỏi đặt ra: Việt Nam cần làm gì để tránh đi vào vết xe đổ của cuộc khủng hoảng của các quốc gia?; Vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam có đáng ngại nếu dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp hơn?; Bài học rút ra từ các quốc gia khác trên thế giới là gì? Điều kiện gì để áp dụng các chính sách an ninh lương thực cho Việt Nam trong thời gian tới?
          

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong bối cảnh Covid-19 và biến đổi khí hậu” là tựa đề của nghiên cứu gần đây nhất được xuất bản trong khuôn khổ dự án “Hướng tới sự chuyển dịch khung mẫu mới trong phát triển nông nghiệp thông qua tiếp cận Chuyển đổi Sinh thái-Xã hội (SET) trong khoa học và quá trình hoạch định chính sách (Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam)” năm 2021. Dự án được thực hiện với sự hợp tác giữa Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á, Văn phòng đại diện tại Hà Nội và Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khác với các ấn phẩm cùng chủ đề, cuốn sách chủ yếu sử dụng tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội để nhận diện các vấn đề nổi cộm, những thách thức đặt ra với sản xuất nông nghiệp quốc gia trong bối cảnh tác động kép của biến đổi khí hậu và Đại dịch Covid-19.  Đây là một tiếp cận liên ngànhđược coi là điểm khởi đầu, có thể cung cấp những giải phápgiải quyết các thách thức trongphát triển nông nghiệp, khắc phục những hạn chế của các hệ thống nông nghiệp thâm dụng đầu vào, đặc biệt trong bối cảnh nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19.
Cuốn sách được xuất bản trong tháng 12/2021 tại Nhà xuất bản Lao Động và được trân trọng giới thiệu đến các độc giả gần xa trên các trang tin xuất bản uy tín. Với lối hành văn mạch lạc, khúc chiết, cuốn sách đã mang đến cho độc giả một bức tranh tổng quan về tổng quan về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong bối cảnh Covid-19 và biến đổi khí hậu, từ đó đánh giá các tác động và đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới. 

Cuốn sách “Triển vọng về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam: Từ thực tiễn đến chinh sách” là ấn phẩm đầu tiên nghiên cứu về SEET tại Việt Nam, tập hợp 27 bài viết của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài nước đề cập và phân tích những vấn đề xung quanh chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội, từ lý thuyết đến thực tiễn, từ thực tiễn đến chính sách trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á (RLS SEA) – Văn phòng Hà Nội 

 Cuốn sách Kỹ năng đánh giá chính sách mong muốn cung cấp cho người đọc, đặc biệt là các nhà chính sách, nhà thực thi chính sách và tư vấn chính sách một cái nhìn hệ thống và tổng thể về nhất về các kỹ năng đánh giá chính sách. Cuốn sách là kết tinh thành quả lao động miệt mài, không biết mệt mỏi của tập thể tác giả cùng sự khích lệ và tài trợ của Viện Rosa Luxemburg (Cộng hòa Liên bang Đức)

Cuốn sách bàn về sự lựa chọn triết lý phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam. Từ đó đề xuất việc tái cấu trúc hệ thống khoa học và giáo dục. Sự lựa chọn triết lý được tác giả đặt ra trong bối cảnh của cuộc cách mạng giáo dục, một xu thế không thể đảo ngược, đang diễn ra trên thế giới. Cuốn sách cũng đưa ra thông điệp về việc Việt Nam cần sớm tham gia tuyên ngôn Bologne 1999 về cải cách giáo dục.

Cuốn sách Phát triển bền vững vùng Tây Bắc: từ chính sách đến thực tiễn mong muốn cung cấp cho độc giả một cái nhìn hệ thống và tổng thể về quá trình thực hiện Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ (từ năm 2005) thông qua việc đánh giá các văn bản, chỉ thị, kế hoạch hành động của các cơ quan chức năng ở Trung ương và các địa phương, các kết quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề đang đặt ra trong việc tiếp tục triển khai chủ trương phát triển nhanh và bền vững vùng Tây Bắc nước ta trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ dự án hợp tác với Viện Rosa Luxemburg, tháng 10 năm 2014, Trường Đại học KHXH&NV đã tổ chức Tọa đàm quốc tế với chủ đề "Vai trò và những đóng góp của nhà nước trong quá trình phát triển của hai quốc gia: Việt Nam và Cuba". Cuốn sách cùng tên này là kết quả tập hợp các nghiên cứu, báo cáo khoa học về lý luận Cánh tả và sự phát triển của hệ thống lý luận này tại Việt Nam, Cuba cũng như một số quốc gia trên thế giới nằm trong chuỗi các hoạt động về dự án lựa chọn lý luận Cánh tả.

← BACK
  Trang1234
↑ TOP
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn | ipam@ipam.edu.vn
Xuất bản phẩm Xuất bản phẩm By Xuất bản phẩm 5 sao trên 501068 khách hàng bình chọn