IPAM
Tiếng Việt English

TĐ "SX nông nghiệp ở VN và các nước ĐNA từ cách tiếp cận chuyển đổi ST-XH: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách"

Ngày 10/11/2021, Viện Chính sách và Quản lý (IPAM), thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN tổ chức tọa đàm quốc tế “Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách”(Agriculture production in Vietnam and Southeast Asian countries from the social-ecological transformation approach: Opportunities, challenges and policy implication) tại Hà Nội. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa IPAM và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á trong năm 2021 và là tọa đàm thứ 5 trong chuỗi các tọa đàm về vấn đề phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội được tổ chức tại Cần Thơ (Tháng 10/2018, tháng 10/2019), Phú Yên (Tháng 5/2019) và Hải Phòng (Tháng 10/2019).

Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, PGS.TS. Đào Thanh Trường đã giới thiệu về các hoạt động của dự án và nêu ra xu hướng hiện nay của thế giới là phát triển kinh tế xanh, cần hài hòa giữa phát triển kinh tế và thiên nhiên. Trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái – xã hội hiện nay, phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là chủ trương chính sách của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Ảnh 1. PGS.TS. Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN phát biểu khai mạc tọa đàm

Ông Philip Degenhardt, Giám đốc Khu vực, Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – Văn phòng Hà Nội cũng khẳng định các định hướng, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo bền vững môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu được đề ra trong tọa đàm sẽ là cơ sở để góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ đó, các yêu cầu về bảo vệ môi trường sẽ được lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng cường năng lực về quản lý môi trường và xây dựng các chính sách về phát triển bền vững.


Ảnh 2. Ông Philip Degenhardt, Giám đốc Khu vực, Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – Văn phòng Hà Nội phát biểu

Tọa đàm được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và hình thức trực tuyến trên nền tảng Zoom. Tham dự tọa đàm có hơn 120 đại biểu (online và offline) là các nhà khoa học và các chuyên gia từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu về chính sách và môi trường.




Ảnh 3. Một số chuyên gia trình bày trong tọa đàm

Tọa đàm được tổ chức với thời gian 1 ngày, với 2 phiên làm việc và 11 báo cáo của các học giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Ấn Độ, Campuchia và Việt Nam với các nội dung xoay quanh sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong bối cảnh Covid 19 và biến đổi khí hậu; hệ thống lương thực và sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á; chủ quyền lương thực;nông nghiệp sinh thái đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững; hệ thống nông thực phẩm bền vững. 

Kết thúc tọa đàm, PGS.TS. Đào Thanh Trường và ông Philip Degenhardt đã nhấn mạnh quá trình nghiên cứu và tiếp cận với vấn đề nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội sẽ được tiếp tục mở rộng và phát triển trên nền tảng dự án hợp tác với Viện Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á. Viện Chính sách và Quản lý kỳ vọng sẽ tiếp tục đón nhận sự quan tâm và ủng hộ của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách trong các hoạt động nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới.

  



Ảnh 4. Ảnh chụp tại tọa đàm 

Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn | ipam@ipam.edu.vn
Viện chính sách và Quản lý Viện chính sách và Quản lý By Viện chính sách và Quản lý 5 sao trên 276393 khách hàng bình chọn