LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Năm 1991 được sự ủng hộ của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS.TS Vũ Cao Đàm cùng các cộng sự đã thành lập “Chương trình Nghiên cứu Xã hội học về chính sách và Khoa học – Công nghệ”. Sau 10 năm hoạt động và phát triển, năm 2001 PGS.TS Vũ Cao Đàm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Xã hội học về môi trường và quyết định đổi tên Chương trình thành “Chương trình nghiên cứu Xã hội học về môi trường và phát triển”. Cùng thời gian đó, Viện Rosa Luxemburg (RLS) đặt mối quan hệ với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban giám hiệu đã giao nhiệm vụ hợp tác với RLS cho “Chương trình nghiên cứu Xã hội học về môi trường và phát triển”.
Đến năm 2007, chương trình đã phát triển và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách, viết tắt là CEPSTA theo Quyết định số 775 QĐ/ XHNV – TC ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Hiệu trưởng về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Năm 2018, Viện Chính sách và Quản lý được công nhận là Trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN theo quyết định số 616/QĐ-ĐHQGHN ngày 12 tháng 2 năm 2018.
Trong hơn 10 năm phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách đã đạt được những thành tựu cơ bản trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo, phát triển ngành khoa học chính sách và bước đầu hình thành một mạng lưới về lĩnh vực chính sách tại Việt Nam, triển khai các dự án Hợp tác với Viện Rosa Luxemburg, tổ chức hơn 40 khóa tập huấn về Kỹ năng phân tích hoạch định chính sách tại các địa phương và các khóa tập huấn thường niên về Kỹ năng phân tích, hoạch định, thẩm định chính sách cho cán bộ của văn phòng Quốc Hội, ký thỏa thuận hợp tác với rất nhiều các đối tác trong nước như Viện Nghiên cứu Lập pháp (thuộc UB Thường vụ Quốc hội).. và nước ngoài như Đại học Lund (Thụy Điển); Đại học Potsdam, Đại học Greifwald, Đại học Munich (CHLB Đức); Helmholtz-Trung tâm nghiên cứu môi trường (UFZ), CHLB Đức… và xuất bản nhiều ấn phẩm, tài liệu về khoa học chính sách xuất bản tiếng Anh và Tiếng Việt.
Xuất phát từ một trung tâm nghiên cứu nâng cấp thành Viện Chính sách và Quản lý như ngày nay là một nỗ lực rất lớn từ phía các nhà sáng lập, sự ủng hộ giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội và của các đối tác. Viện Chính sách và Quản lý chính thức được thành lập theo Quyết định 876 QĐ/XHNV-TC Ngày16 tháng 4 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
SỨ MỆNH
Viện được thành lập với sứ mệnh đào tạo, phát triển và cung cấp nguồn nhân lực quản lý và chuyên gia về nghiên cứu và phân tích chính sách, quản lý phát triển ngành khoa học chính sách và quản lý. Với khẩu hiệu “ Ý tưởng- Nhận thức – Đổi mới” (Think tank – Perception - Innovation), Viện tập trung sáng tạo và ứng dụng, liên kết và tập hợp một mạng lưới các tổ chức về chính sách ở Việt Nam.
TẦM NHÌN
Sự ra đời của IPAM với sự kết hợp giữa phân hệ đào tạo và phân hệ nghiên cứu, sẽ là một mô hình Think tank điển hình trong lĩnh vực chính sách và quản lý.
Viện nỗ lực trở thành nơi nghiên cứu và đào tạo về chính sách và quản lý trọng điểm quốc gia. Nhanh chóng đưa IPAM hội nhập, phát triển, đạt trình độ quốc tế góp phần vào sự phát triển khoa học về chính sách và quản lý ở Việt Nam.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
+ Lĩnh vực nghiên cứu
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo thường niên, đề án, chương trình, dự án trong nước và quốc tế do Viện tổ chức xây dựng ý tưởng, đăng ký nhiệm vụ, đấu thầu triển khai hoặc do đặt hàng từ các cá nhân và đơn vị khác.
- Tham gia xây dựng nghị định thư, diễn đàn khu vực và quốc tế trong vấn đề chính sách và phát triển
- Xuất bản, dịch thuật các ấn phẩm, giáo trình, các báo cáo, tài liệu chuyên ngành Khoa học chính sách, Chính sách công, Quản lý công,....và liên kết xuất bản với các tổ chức quốc tế.
- Hình thành thư viện trực tuyến, phát triển các chuyên mục có tính tương tác trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách và quản lý trên Website Viện, nhằm tăng cường kết nối với mạng lưới các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước.|
+ Đào tạo
- Tham gia đào tạo sau đại học các ngành liên quan đến lĩnh vực chính sách và quản lý như: Chính sách công, Quản lý công, Chính sách khoa học và công nghệ, Quản lý khoa học và công nghệ và một số ngành và phân ngành có liên quan khác;
- Tham gia đào tạo các khóa ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ về lĩnh vực chính sách và quản lý;
- Hợp tác liên kết với các đối tác trong và ngoài nước mở các khóa học ngắn hạn, các khóa tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, nghiên cứu chính sách, hoạch định chính sách, ra quyết định chính sách…;
Hợp tác trao đổi chuyên gia, mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho đối tượng là các nhà quản lý cấp cao.
LOGO – SLOGAN
Là hình ảnh các điệu của sơ đồ Winner về quá trình điều khiển hệ thống (1chiều là thông tin điều khiển và 1 chiều là thông tin phản hồi) với hàm ý chính sách ban hành phải đi vào lòng dân chúng và phải nhận được sự phản hồi từ phía dân chúng.
Logo cũng nhấn mạnh thông điệp tương tác giữa các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ của IPAM trong quá hình hoàn thiện mô hình think tank.