IPAM
Tiếng Việt English

An ninh môi trường ở Việt Nam: từ lý thuyết đến chính sách và thực tiễn

Ngày 23 tháng 10 vừa qua, Viện Chính sách và Quản lý (IPAM), thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ tổ chức tọa đàm quốc tế “Environmental security in Vietnam: From theory to policy and actiontại Thành phố Cần Thơ. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa IPAM và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á trong năm 2020 và là tọa đàm thứ 4 trong chuỗi các tọa đàm về vấn đề phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội được tổ chức tại Cần Thơ (Tháng 10/2018), Phú Yên (Tháng 5/2019) và Hải Phòng (Tháng 10/2019).

Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa đã nhấn mạnh Tọa đàm lần này sẽ tạo tiền đề để các chuyên gia của Viện Chính sách và Quản lý sẽ tiếp tục mở ra những hướng nghiên cứu mới, nghiên cứu liên ngành, liên bộ môn tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN và mở rộng diễn đàn, mạng lưới nghiên cứu giữa các học giả, các nhà khoa học về vấn đề môi trường tại Việt Nam.


Ảnh 1. PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN phát biểu khai mạc tọa đàm


NGƯT.PGS.TS Huỳnh Thanh Nhã, UV. BCH Đảng ủy Khối CQDCĐ, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ cũng khẳng định các định hướng, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo bền vững môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu được đề ra trong tọa đàm sẽ là cơ sở để góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ đó, các yêu cầu về bảo vệ môi trường sẽ được lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng cường năng lực về quản lý môi trường và xây dựng các chính sách về phát triển bền vững.

Ảnh 2. NGƯT.PGS.TS Huỳnh Thanh Nhã, UV. BCH Đảng ủy Khối CQDCĐ, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ phát biểu chào mừng

 
Đến tham dự tọa đàm có hơn 70 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách đến từ các Bộ, các Sở ban ngành địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu về chính sách và môi trường như: Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ, Học viện Chính trị khu vực IV, Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh…

Đại tá Lương Văn Bền, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ cùng đông đảo các đại diện lãnh đạo của Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ cũng dành nhiều sự quan tâm tới các vấn đề nghiên cứu mà tọa đàm đề ra. Đây là những luận cứ phục vụ quá trình hoạch định chính sách về an ninh môi trường tại địa phương đang đặt ra hiện nay.


Ảnh 3. Ảnh chụp tập thể tại tọa đàm 

Ảnh 4. Các chuyên gia trình bày tại tọa đàm

Tại tọa đàm, đã có 8 báo cáo được trình bày, cùng hơn 20 ý kiến trao đổi, bình luận về các vấn đề an ninh môi trường, giải pháp và chính sách về an ninh môi trường. Đặc biệt, tọa đàm được lắng nghe báo cáo đề dẫn của PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam về Đảm bảo an ninh môi trường của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực, mở đầu phiên sáng về những vấn đề lý luận về an ninh môi trường trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội. Báo cáo đã gợi mở nhiều vấn đề thảo luận từ lý thuyết đến thực tiễn về an ninh môi trường. Trong phiên chiều, các báo cáo tập trung vào triển vọng và những nghiên cứu trường hợp cụ thể tại địa phương như vấn đề du lịch và an ninh môi trường tại TP. Cần Thơ do PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa trình bày, Xây dựng bản đồ diễn biến mặn và đánh giá chất lượng nước dưới đất tại vùng ven biển ĐBSCL hay Ảnh hưởng của yếu tố địa chất thủy văn đến ổn định bờ sông,…Các hàm ý chính sách và giải pháp mà các nhóm tác giả đề ra được các nhà hoạch định chính sách tại địa phương đánh giá cao, có khả năng áp dụng trong thực tiễn.

Cũng trong tọa đàm, Viện Chính sách và Quản lý đã giới thiệu cuốn sách “Triển vọng về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam: Từ thực tiễn đến chính sách”, tập hợp các bài viết được trình bày tại các tọa đàm quốc tế do Viện tổ chức trong khuôn khổ dự án hợp tác về “Chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội” – (viết tắt là SEET) với Quỹ Rosa Luxemburgkhu vực Đông Nam Á trong năm 2018 và 2019. Đây là ấn phẩm đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội do PGS. TS, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; PGS.TS. Đào Thanh Trường – Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Trưởng khoa Khoa học Quản lývà ông Philip Degenhardt – Giám đốc khu vực Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á làm chủ biên.

Ảnh 5. Cuốn sách “Triển vọng về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam: Từ thực tiễn đến chính sách”
 

Kết thúc tọa đàm, PGS.TS. Đào Thanh Trường và ông Philip Degenhardt đã nhấn mạnh quá trình nghiên cứu và tiếp cận với vấn đề nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội sẽ được tiếp tục mở rộng và phát triển trên nền tảng dự án hợp tác với Viện Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á. Viện Chính sách và Quản lý kỳ vọng sẽ tiếp tục đón nhận sự quan tâm và ủng hộ của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách trong các hoạt động nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới.
 
Một số hình ảnh của tọa đàm:

 









 

Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn 
Viện chính sách và Quản lý Viện chính sách và Quản lý By Viện chính sách và Quản lý 5 sao trên 296317 khách hàng bình chọn