IPAM
Tiếng Việt English

Chính sách khoa học và giáo dục của Việt Nam cần chú ý đến vấn đề hội nhập quốc tế

NDĐT- Ngày 22-12, Viện Chính sách và Quản lý thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; Viện Rosa Luxemburg (CHLB Đức) phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học quốc tế “Chính sách khoa học và giáo dục của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”.


Phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Nguyễn Văn Kim cho biết: “Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn nhấn mạnh quan điểm giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII khóa XIV của Đảng đã khẳng định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo; đổi mới chương trình, nội dung giáo dục; đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”.
 
Với báo cáo “Tổng quan về chính sách khoa học, công nghệ và giáo dục Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, GS. Nguyễn Văn Khánh – Viện trưởng Viện Chính sách Quản lý, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ ra một số xu hướng lớn của thế giới như: chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức; đổi mới quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa; khoa học, công nghệ và giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế. GS cho biết, trong tiến trình đó, hội nhập quốc tế của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức lớn như về quản lý nhà nước; sức ép cạnh tranh; tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề về bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn bản sắc văn hóa; sự phân hóa xã hội; yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao…
 
PGS.TS Đào Thanh Trường - Chủ nhiệm khoa Khoa học Quản lý, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) nhấn mạnh đến những điểm yếu và vấn đề còn tồn tại cũng như đề xuất một số giải pháp cho khoa học, công nghệ và đổi mới ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Một số vấn đề còn tồn tại về khoa học, công nghệ và đổi mới ở Việt Nam được đề cập như: mặc dù chất lượng được cải thiện nhưng cơ sở vật chất vẫn còn thiếu; chất lượng nghiên cứu chưa cao; hệ thống dịch vụ khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo còn yếu; thị trường cho công nghệ chưa phát triển; các doanh nghiệp hầu như không có bộ phận nghiên cứu và phát triển; các trường đại học phần lớn tập trung giảng dạy, chất lượng nghiên cứu khoa học chưa cao. Ông đề xuất cần thiết lập lại mối quan hệ giữa đào tạo – nghiên cứu – sản xuất, trong đó phát huy hiệu quả vai trò của các bên liên quan và chú ý đến vấn đề hội nhập quốc tế.


Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương giải đáp các thắc mắc, câu hỏi tại buổi tọa đàm

Các tham luận khác tại tọa đàm của các nhà quản lý, các học giả trong nước và quốc tế đã đi sâu phân tích về chính sách và vai trò của khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo trong xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam với các chủ đề chính: Nhận diện các triết lý, hệ quan điểm trong chính sách khoa học và giáo dục của Việt Nam trước và trong thời kỳ đổi mới; Những thành tựu và hạn chế trong thực thi các chính sách khoa học tại Việt Nam hiện nay; Những thành tựu và hạn chế trong thực thi các chính sách giáo dục tại Việt Nam hiện nay; Những cơ hội và thách thức trong hoạch định và thực thi các chính sách khoa học và giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; Triết lý và định hướng phát triển khoa học trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Triết lý phát triển giáo dục theo định hướng đổi mới cơ bản và toàn diện trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tin và ảnh: Hải Minh
(Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/)
Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn 
Chính sách khoa học và giáo dục của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế Chính sách khoa học và giáo dục của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế By Chính sách khoa học và giáo dục của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế 5 sao trên 308834 khách hàng bình chọn