IPAM
Tiếng Việt English

Chuyến thăm làm việc với Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Á, Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan

Trong ngày 14/9, đoàn công tác do GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, Viện trưởng đã có chuyến thăm làm việc với Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Á[1] (RILCA), Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước về “Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp tăng cường triển khai thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN” (Sau đây gọi tắt là đề tài 115) do PGS.TS. Vũ Cao Đàm làm chủ nhiệm đề tài.

Mở đầu chương trình làm việc, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh và PGS.TS. Khwanchit Sasiwongsaro, Viện trưởng của RILCA đã giới thiệu về mô hình hoạt động, chức năng nghiên cứu đào tạo của hai đơn vị. Những thông tin ban đầu là cơ sở để các thành viên tham gia trao đổi cụ thể về nội dung nghiên cứu của đề tài 115 và đề xuất những cơ hội hợp tác nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực chính sách và quản lý, gắn liền với hoạt động của IPAM và RILCA trong trong thời gian tới.

Để phục vụ công tác nghiên cứu của đề tài 115, đại diện Ban Chủ nhiệm đề tài đã nêu ra những vấn đề xoay quanh việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu trong trường đại học, cụ thể là RILCA. Qua quá trình trao đổi, đã có ít nhất 15 ý kiến được các cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách của các phòng ban và của các khoa trong trường về những nội dung điều kiện, những thuận lợi, khó khăn và những đặc trưng của mô hình Viện trong trường Đại học khi thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm 

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS.Morakot Meyer, Phó Viện trưởng phụ trách đối ngoại nhấn mạnh: Một trong những kinh nghiệm của RILCA trong việc đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động và phát triển hướng nghiên cứu chính là việc đầu tư vào yếu tố con người – RILCA có một đội ngũ cán bộ có năng lực quốc tế hóa và năng động, chủ động tìm kiến các dự án và thiết lập các mạng lưới nghiên cứu quốc tế. Bên cạnh đó, RILCA cũng là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu về Chính sách ngôn ngữ và Văn hóa tại Thái Lan thực hiện các dự án trong nước và quốc tế, các chương trình đào tạo Thạc sỹ, Tiến sĩ về ngôn ngữ và văn hóa thu hút sự tham gia học tập của các sinh viên, học viên và nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đến học tập và làm việc. Bà Morakot cũng cho biết đối với Thái Lan hiện nay, Chính phủ đã có hàng loạt các động thái mạnh mẽ nhằm thực thi chiến lược phát triển KH&CN quốc gia: hình thành Thung lũng Sillicon, tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống STI…tạo môi trường và các điều kiện giúp các tổ chức KH&CN dần thiết lập quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong bối cảnh hội nhập quốc tế về KH&CN đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực Châu Á hiện nay.

  

Hình 1. Các cán bộ của hai đơn vị trao đổi về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN

Cũng trong chuyến thăm đầu tiên tại RILCA, đoàn làm việc của IPAM có dịp tới thăm trung tâm nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ - nơi trưng bày những sản phẩm nghiên cứu, các kết quả của các dự án do RILCA triển khai từ ngày đầu thành lập cho tới nay. Những đóng góp của các nghiên cứu về dân tộc thiểu số, vấn đề văn hóa và ngôn ngữ, những tác động của chính sách văn hóa và ngôn ngữ do RILCA thực hiện được Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
 

  

Hình 2. Thăm quan về kết quả nghiên cứu và chụp ảnh lưu niệm với nguyên Viện trưởng RILCA
 

Từ kết quả của buổi làm việc, các cán bộ của IPAM và RILCA đã có phiên trao đổi tích cực về những ý tưởng hợp tác trong tương lai. Dự kiến, hai đơn vị sẽ triển khai một số vấn đề nghiên cứu về cơ hội và các thách thức của các tổ chức KH&CN trong khu vực Chau Á trong việc thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm và tổ chức hội thảo về chính sách và quản lý, đặc biệt gắn với vấn đề văn hóa và ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số - từ kinh nghiệm của Việt Nam và Thái Lan.

Chuyến công tác làm việc lần này có ý nghĩa quan trọng không chỉ phục vụ nghiên cứu của đề tài 115 mà còn giúp đơn vị tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Chính sách và Quản lý với các quốc gia trong khu vực Châu Á trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

  
 
 

 


[1]Research institute for Languague and Cultures of Asia
Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn | ipam@ipam.edu.vn
Chuyến thăm làm việc với Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Á, Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan Chuyến thăm làm việc với Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Á, Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan By Viện chính sách và Quản lý 5 sao trên 277669 khách hàng bình chọn