IPAM
Tiếng Việt English

Hội thảo kỷ niệm 10 năm thành lập Văn phòng Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á và Lễ ra mắt Giám đốc mới

Ngày 13/05 vừa qua, PGS.TS. Đào Thanh Trường - Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý và Ban điều phối dự án tham dự Hội thảo kỷ niệm 10 năm thành lập Văn phòng Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á và Lễ ra mắt Giám đốc mới

Ngày 13/5, PGS.TS. Đào Thanh Trường, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý đã tham dự hội thảo kỷ niệm 10 năm thành lập Văn phòng Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – RLS SEA (trước đây là Văn phòng đại diện tại Việt Nam). Là một trong những đối tác đầu tiên của Quỹ Rosa Luxemburg tại Việt Nam, từ năm 2002, Viện Chính sách và Quản lý đã chứng kiến sự phát triển và không ngừng lớn mạnh của RLS SEA

Trong gần 20 năm có những hoạt động tích cực tại Việt Nam và 10 năm thành lập văn phòng, RLS SEA đã góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động của đối tác và những đối tượng thụ hưởng trong quá trình phát triển công bằng xã hội, hòa bình và hạnh phúc tại Việt Nam. Một trong những thành công của RLS SEA là sự kết nối và chuyển đổi những triết lý phát triển gắn liền với bối cảnh của Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Dự án đầu tiên của RLS tại Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam-Rosa Luxemburg Project on Policies Studies được ký kết vớiTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2002. Dự án là mốc đánh dấu quá trình thiết lập quan hệ hợp tác của RLS với Việt Nam bắt đầu từ những mối quan tâm chung về quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách của Việt Nam, nằm trong hợp phần phát triển của RLS về “Sự tham gia chính sách”, tiếp đó là “Lựa chọn lý luận Cánh Tả”, “Công bằng xã hội”, “Đối thoại quốc tế” và gần đây nhất về “Chuyển đổi sinh thái xã hội”.

Bên cạnh đó, Quỹ Rosa Luxemburg là tổ chức đã đồng hành và hỗ trợ cho Viện Chính sách và Quản lý phát triển từ một chương trình nghiên cứu thành một trung tâm nghiên cứu (2007), một Viện nghiên cứu (2013), một Trung tâm nghiên cứu xuất sắc (2018) và một Think tank trong lĩnh vực chính sách của Việt Nam. Điều này thực sự là một dấu ấn khác biệt, một giá trị nhân văn mà rất ít các NGO nước ngoài tại Việt Nam hay chính các văn phòng đại diện Quỹ RLS tại các khu vực, quốc gia khác thực hiện được như RLS Đông Nam Á làm được. Quỹ RLS khu vực Đông Nam Á đã thực sự đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng ý tưởng và giúp các tổ chức nghiên cứu phát huy tiềm năng, trở thành các trung tâm xuất sắc trong chính lĩnh vực của mình.

Thay mặt đối tác của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, PGS. TS. Đào Thanh Trường đã gửi lời cảm ơn đến Quỹ Rosa Luxemburg và những cá nhân có đóng góp quan trọng cho quá trình thiết lập quá trình hình thành và phát triển của Quỹ Rosa Luxemburg tại Việt Nam nói chung và xây dựng quá trình hợp tác với Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội nói riêng. PGS.TS. Đào Thanh Trường đã nhấn mạnh: IPAM sẽ tiếp tục đồng hành cùng RLS trong việc phát triển hợp phần về chuyển đổi kinh tế sinh thái xã hội và cam kết hỗ trợ RLS SEA trong quá trình phát triển mạng lưới đối tác trong thời gian tới.

Hình 1. PGS.TS. Đào Thanh Trường phát biểu tại Hội thảo kỷ niệm 10 năm của RLS SEA

Thay mặt IPAM, PGS.TS. Đào Thanh Trường bày tỏ kỳ vọng: “Với sự xuất sắc của cá nhân ông Philip, sự hỗ trợ của đội ngũ văn phòng RLS SEA và sự ủng hộ tích cực của mạng lưới các đối tác tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, chúng tôi tin tưởng rằng RLS SEA sẽ tạo nên một “Dấu ấn khu vực Đông Nam Á” trong thời gian tới”.

Kết thúc phiên hội thảo, Ban điều phối dự án của IPAM đã tham dự buổi Lễ ra mắt Giám đốc mới của RLS SEA – Ông Philip Deganhart. Tại buổi lễ trọng thể này, Bà Liliane Danso Dahmen – Giám đốc RLS SEA nhiệm kỳ 2016-2018 đã bày tỏ sự tri ân đặc biệt tới IPAM và PGS.TS. Đào Thanh Trường với những đóng góp đặc biệt và tâm huyết cho RLS SEA trong suốt quá trình hợp tác của hai bên. Ông Jorg Schultz- Đại diện Ban Đông Nam Á của RLS Berlin cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Cao Đàm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo Viện Chính sách và Quản lý, Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghien cứu và Phân tích Chính sách (CEPSTA, tiền thân của IPAM) – một trong những người đầu tiên góp phần đặt dấu mốc hợp tác giữa Việt Nam và RLS SEA.

Hội thảo kỷ niệm 10 năm thành lập RLS SEA và lễ ra mắt Giám đốc mới của RLS SEA thực sự là một hoạt động kỷ niệm ý nghĩa không chỉ với RLS SEA mà còn với IPAM – đối tác đầu tiên đồng hành với RLS tại Việt Nam. Chắc chắn rằng, năm 2019 sẽ là một năm tiếp tục ghi dấu nhiều hoạt động hợp tác quan trọng giữa IPAM và RLS SEA trên nền tảng hợp tác gần 20 năm, với nhiều thành công mới.
 
Một số kết quả hợp tác giữa Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2002-2019:
Là đối tác đầu tiên của RLS tại Việt Nam, IPAM  tham gia trọng tâm vào 3 concepts về “Politics participant”, tiếp đó là “Alternative Left theory” và “Socio-ecological economic transformation”. IPAM và RLS SEA đã ký kết 22 văn bản dự án từ năm 2002-2019 đến nay. Năm 2012 và 2018 đánh dấu hai dự án đặc biệt giữa IPAM (VNU-USSH) với RLS SEA kỷ niệm 10 và 15 năm hợp tác giữa hai bên.

Một số kết quả chính trong quá trình hợp tác của IPAM – RLS SEA cụ thể như:
* Hợp phần về sự tham gia chính sách (Politics participant)
Dự án  đầu tiên khởi động về chính sách (Vietnam-Rosa Luxemburg Project on Policies Studies 2002) đã góp phần xây dựng các khung nghiên cứu, đào tạo đầu tiên về chính sách của Việt Nam học tập kinh nghiệm của Đảng Cánh Tả. Năm 2009, Ban điều phối dự án đã đề xuất một hướng đi mới trong concept này – một dự án mới về „Cải cách chính sách Giáo dục ở Việt Nam“ được ký kết.

-  Một trong những kết quả đáng ghi nhận của dự án là dã có hơn 45 khóa tập huấn về “Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách”, “Kỹ năng thẩm định và đánh giá chính sách” cho cán bộ hoạch định chính sách ở được tổ chức ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Kết quả và tiếng vang của dự án này đã giúp Viện nhận được đề nghị tổ chức 02 khóa tập huấn về chính sách thường niên từ Văn phòng Quốc hội trong năm 2011.
Năm 2016, với sự hỗ trợ hết sức tâm huyết của Bà Liliane Danso Dahmen và các đồng nghiệp Đức, một ý tưởng đã được hình thành đó là xây dựng khung chương trình đào tạo cho các nhà hoạch định chính sách theo mô hình đào tạo của Nghi sĩ Cánh Tả. Điều này đã làm cho tên tuổi của RLS đến gần hơn với các cơ quan lập pháp, các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu Quốc hội của Việt Nam. Trong giai đoạn 2016-2018, IPAM và các chuyên gia của RLS đã hợp tác xây dựng khung chương trình về giảng dạy trong lĩnh vực chính sách và tổ chức 03 khóa TOT về phương pháp giảng dạy. Đây thực sự là một hướng đi mới bền vững của dự án, khi chuyển giao các phương pháp giảng dạy hiện đại của Trung tâm Đào tạo từ RLS Berlin và những kinh nghiệm xây dựng khung chương trình đào tạo cho Nghị sĩ Cánh Tả cho các giảng viên Việt Nam áp dụng trong thực tế công tác giảng dạy chính sách. Năm 2017, các giảng viên trẻ tham gia 03 khóa học của Dự án TOT đã tổ chứcAumni meeting - diễn dàn trả lời cho câu hỏi “Khoa học liệu có phải trò chơi của tuổi trẻ”. Dự án không chỉ chuyển giao tri thức mà còn khơi dậy ý tưởng nghiên cứu và giảng dạy chính sách và nâng cao khả năng

-  Các tài liệu nghiên cứu của dự án đã được xuất bản và cung cấp đến các đại biểu Quốc hội:  Bên cạnh các ấn phẩ, tài liệu nghiên cứu cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cấp cơ sở, các tài liệu phục vụ quá trình giảng dạy tại các trường đại học, năm 2011, theo đặt hàng của Viện Nghiên cứu Lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, IPAM đã xuất bản và tặng 550 cuốn “Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách” cho các đại biểu Quốc Hội. Năm 2016, theo đặt hàng của Thư viện Quốc hội, IPAM đã xuất bản và tặng 600 cuốn “ Kỹ năng đánh giá chính sách” phục vụ như cầu thông tin cho đại biểu Quốc hội.

- Thông qua các hoạt động của dự án chính sách, một mạng lưới chính sách với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách các cấp, các cơ quan chuyên môn của Văn phòng Quốc hội, các Bộ ban ngành, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia từ các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu đã được hình thành và phát triển tại Việt Nam. Có thể nói, chính hoạt động của các dự án chính sách đã tạo nên một bản sắc của IPAM, giúp chúng tôi trở thành một địa chỉ uy tín trong nghiên cứu, đào tạo, tư vấn chính sách với các cơ quan Trung ương, địa phương và cộng đồng khoa học Việt Nam. Cho đến nay, IPAM ngày càng nhận được sự tin cậy và đề xuất hợp tác của Văn phòng Quốc hội; các địa phương. Viện cũng được Bộ KH&CN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN giao thực hiện các khuyến nghị chính sách trong chính sách phát triển vùng, chính sách khoa học và công nghệ đóng góp các luận cứ quan trọng cho quá trình hoạch định, đánh giá chính sách ở Việt Nam.

* Hợp phần về Lựa chọn Lý luận Cánh Tả “Alternative Left Theory”
Từ năm 2009, RLS và IPAM triển khai các dự án nghiên cứu về Lý thuyết về Cánh tả và Lựa chọn Lý luận Cánh Tả trong thế giới biến đổi. Các kết quả nghiên cứu về vấn đề lý thuyết về Cánh Tả và lựa chọn lý luận Cánh tả, kinh nghiệm phát triển của Đảng cánh Tả, những giá trị của Xã hội chủ nghĩa trong phong trào cánh Tả trên thế giới đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia của Việt Nam đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các viện nghiên cứu và trường đại học uy tín. Năm 2010, một khóa tập huấn quốc tế được tổ chức bởi các nhà lãnh đạo trong nước và các chuyên gia nước ngoài cho các đối tượng là giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên các trường đại học, các viện nghiên cứu ở Việt Nam. Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH KHXH&NV được biết đến như là tổ chức đầu tiên có những hoạt động tập huấn có mối liên hệ với lý thuyết cánh tả. Sự kết nối của dự án Lựa chọn lý luận Cánh Tả đã kết nối và phát triển các hoạt động trao đổi học thuật giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức: cụ thể là các chuyên gia, những nhà khoa học của Việt Nam đã tham dự “Diễn đàn cánh Tả” ở California, Mỹ vào tháng 5 năm 2011. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2014, chúng tôi đã triển khai các nghiên cứu so sánh về vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển của Việt Nam và 04 nước Mỹ Latinh trong khuôn khổ dự án lựa chọn Lý luận Cánh Tả. Các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, trao đổi hợp tác này thực sự có ý nghĩa cung cấp các luận cứ quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của Việt Nam. Một kết quả quan trọng của dự án là cái tên “ Quỹ Rosa Luxemburg” đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu chính trị ở Việt Nam.

* Hợp phần về chuyển đổi kinh tế sinh thái xã hội - “socio-ecological and economic transformation” (SEET)
Trong bối cảnh các quốc gia đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường – hệ lụy của quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, việc điều chỉnh và xem xét lại các giá trị phát triển là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, các biện pháp đối phó của các quốc gia cần xem xét các giá trị xã hội, sinh thái để đảm bảo sự cân bằng, bền vững của các chiến lược phát triển kinh tế nói riêng, chiến lược phát triển quốc gia nói chung. Trong các cuộc thảo luận gần đây của Đảng Cánh Tả (CHLB Đức), chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái được xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững. Quan điểm này đã cung cấp các luận cứ quan trọng cho quá trình hoạch định chính sách phát triển hiện nay, khi các hoạt động kinh tế đang đem lại những tác động âm tính, ngoại biên âm tính ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và đời sống xã hội. Quan điểm này ngày càng được các quốc gia Mỹ La tinh, Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ…) quan tâm, nghiên cứu, tiếp nhận và áp dụng vào thực tế hoạch định và đánh giá các chính sách, dự báo và xác định chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đã và đang gặp phải những vấn đề sinh thái, xã hội trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu hệ thống về quan điểm chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái một cách đầy đủ và sâu sắc từ tiếp cận liên ngành.

Từ năm 2014, IPAM đã được tiếp cận với khái niệm này trong hội nghị đối tác về “Social Justice, Socio-Ecological Transformation and Participatory Politics” tại Đà Lạt do RLS tổ chức. Giai đoạn 2016-2018, IPAM có nhiều điều kiện tiếp cận với các quan điểm về SEET trong các cuộc hội thảo, các buổi làm việc của Bà Liliane Danso Dahmen – Giám đốc Quỹ với các đối tác tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Năm 2018, IPAM là một trong những đối tác đầu tiên đề xuất và triển khai dự án về SEET với một 01 tọa đàm SEET tổ chức tại Cần Thơ thu hút sự tham gia của hơn 50 chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Trong tháng 5/2019, IPAM tiếp tục ký kết với Quỹ RLS tổ chức 01 tọa đàm quốc tế tại Phú Yên về nghiên cứu và hoạch định chính sách SEET tại Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức.
Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn 
Viện chính sách và Quản lý Viện chính sách và Quản lý By Viện chính sách và Quản lý 5 sao trên 306531 khách hàng bình chọn