IPAM
Tiếng Việt English

Một số văn bản mới của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một số văn bản mới của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong nửa cuối tháng 8 năm 2021, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động trong Đại học Quốc gia Hà Nội, cụ thể trong lĩnh vực tài chính, đào tạo, tuyển sinh. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:
1. Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Nội dung văn bản quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo áp dụng với với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Nghị định quy định cụ thể về: Nguyên tắc xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; phương pháp định giá và thẩm quyền định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; lộ trình tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; nguyên tắc xác định học phí; học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông; học phí đối với giáo dục nghề nghiệp; học phí đối với giáo dục đại học; thu học phí; quản lý và sử dụng học phí; đối tượng không phải đóng học phí; đối tượng được miễn học phí; đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí; không thu học phí có thời hạn; đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập; hồ sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí; cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí; phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục công lập; phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế; chi trả tiền hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục; lập dự toán; phân bổ dự toán; quản lý và quyết toán kinh phí; nguồn kinh phí; quy định chung về giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo khi thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu; mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; mức trần giá dịch vụ giáo dục đại học; mức trần giá dịch vụ giáo dục nghề nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
>>> Xem toàn văn Nghị định số 81/NĐ-CP.
2. Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo
Nội dung văn bản xác định năm học 2021-2022 là năm học toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo. Và để đạt được “mục tiêu kép” đó, thì cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của năm học sau: Xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại địa phương; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục hoàn thiện thể chế, rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp, chồng chéo
Chỉ thị có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 8 năm 2021.
>>> Xem toàn văn Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT
3. Quyết định số 2668/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng năm 2021
Nội dung văn bản xác định ngưỡng xét tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học là 19.0 điểm; riêng đối với các ngành Giáo dục Thể chất, ngành Huấn luyện thể thao, ngành Sư phạm Âm nhạc và ngành Sư phạm Mỹ thuật là 18.0 điểm đối với tổ hợp xét tuyển 3 môn văn hóa.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 25 tháng 8 năm 2021.
>>> Xem toàn văn 
Quyết định số 2668/QĐ-BGDĐT
4. Quyết định số 2667/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2021
Nội dung văn bản xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2021 đối với thí sinh ở khu vực 3 có mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của tất cả các tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi như sau: Y khoa: 22.0; Răng - Hàm - Mặt: 22.0; Y học cổ truyền và Dược học: 21.0, các nhóm ngành khác như: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: 19.0.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2021
>>>Xem toàn văn 
Quyết định số 2667/QĐ-BGDĐT
5. Quyết định số 2622/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025” trong giai đoạn 2021 - 2025
Theo nội dung của kế hoạch, các cơ sở giáo dục đại học cần: Chủ động rà soát phương hướng chiến lược phát triển nhà trường; lựa chọn, xây dựng và vận hành hiệu quả mô hình quản trị đại học phù hợp với điều kiện của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hoàn thiện các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; lựa chọn, cử giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ trong nước bằng kinh phí của trường hoặc tham gia tuyển chọn đi học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác; tăng cường các hoạt động trao đổi giảng viên và cán bộ quản lý giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đặc biệt là ở các nước tiên tiến; thu hút giảng viên là người nước ngoài, Việt kiều hoặc người Việt Nam đang làm việc, giảng dạy ở nước ngoài tham gia các chương trình đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào tạo chất lượng cao; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng nước ngoài; tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; chủ động xây dựng, kết nối, chia sẻ tài nguyên và hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học khác; phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong; xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong các nhà trường; chủ động thực hiện công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo; khuyến khích việc kiểm định theo các tiêu chuẩn của các tổ chức khu vực và quốc tế có uy tín; rà soát chuẩn đầu ra và phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn chương trình và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; hợp tác, ký kết thỏa thuận với các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới nhằm công nhận tương đương chương trình, tín chỉ; đầu tư, phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ thông tin, du lịch, nông nghiệp xanh, an toàn thông tin; đa dạng hóa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với lao động đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên theo nhu cầu thị trường lao động; Phát triển các mô hình đào tạo, các hình thức học trực tuyến, từ xa; huy động các nguồn lực cho nghiên cứu khoa học, tập trung vào các nghiên cứu có tính ứng dụng cao, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra; đẩy mạnh chuyển giao kết quả nghiên cứu của cơ sở giáo dục đại học cho doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội; hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh để triển khai các hoạt động nghiên cứu có kết quả nghiên cứu nổi bật, tạo ra những hướng nghiên cứu mũi nhọn; thu hút các giảng viên, nhà khoa học nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học; hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng giảng viên, cán bộ khoa học và quản lý giáo dục; tạo lập môi trường sử dụng tiếng Anh trong nhà trường; tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; tăng cường công tác truyền thông, tổ chức hội nghị, hội thảo, chương trình giới thiệu quảng bá trong và ngoài nước về Nhà trường và giáo dục đại học của Việt Nam; cung cấp, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học trên cổng thông tin của Bộ GDĐT.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2021, thay thế Quyết định số 1499/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 – 2025.
>>> Xem toàn văn 
Quyết định số 2622/QĐ-BGDĐT
VNU Media - Ban Thanh tra và Pháp chế

Tin khác
Partners
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Rosa Luxemburg Stiftung in Vietnam
  • Đại học Lund, Thụy Điển
  • IDRC
Thành viên
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ
Địa chỉ: Tầng 2 nhà D Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 435587547. Fax: (+84) 435587547
Email: ipam@ussh.edu.vn 
Viện chính sách và Quản lý Viện chính sách và Quản lý By Viện chính sách và Quản lý 5 sao trên 56682 khách hàng bình chọn